BẠN NGUYỄN THỊ TRANG - TRƯỞNG NHÓM DỰ ÁN BOAV tốt nghiệp thạc sĩ tại trường đại học flindersReach chúc mừng bạn Nguyễn Thị Trang, trưởng nhóm dự án BOAV tốt nghiệp xuất sắc chương trình Thạc sĩ về Chăm sóc Giảm nhẹ của đại học Flinders! Chia sẻ với REACH, tháng 7/2024 vừa qua, Dược sĩ Trang đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với điểm xuất sắc (High distinction) về chủ đề: Các rào cản của việc dùng thuốc giảm đau opioid tại Việt Nam. Luận văn này chính là sự mở rộng thành quả hợp tác giữa REACH và nhóm BOAV trong 2 năm qua. REACH rất tự hào vì hợp tác giữa 2 bên đã cho ra những sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển cá nhân của các bạn, được đánh giá cao bởi cộng đồng khoa học thông qua bài báo quốc tế, giải thưởng tại hội nghị khoa học quốc tế. Nhóm BOAV được điều phối chính bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Trang - Dược sĩ lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhận được microgrant của REACH năm 2021-2022. Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, DS Trang và nhóm cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu:
Những thành tựu đó chính là một trong những tiền đề tạo ra cơ hội để Trang được tài trợ bởi học bổng chính phủ Úc để học Master tại Flinders. Một lần nữa, chúc mừng Trang đã hoàn thành xuất sắc chương trình học của mình. Hy vọng rằng thời gian tới bạn sẽ có thật nhiều đóng góp cho cộng đồng nói chung và những bệnh nhân ung thư nói riêng. THƯ CẢM ƠN BẠN NGUYỄN THỊ TRANG REACH vui mừng vì vừa nhận được một món quà đặc biệt trị giá 10.000.000 đồng từ bạn Nguyễn Thị Trang cho các hoạt động của REACH. Đôi nét về nhóm BOAV và bạn Nguyễn Thị Trang:
Dự án BOAV là dự án được tiến hành với mong muốn tìm hiểu sâu hơn những rào cản liên quan đến việc tiếp cận opioid cho mục đích giảm đau ở bệnh nhân ung thư tại Việt Nam. Nhóm BOAV được điều phối chính bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Trang - Dược sĩ lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhận được microgrant của REACH năm 2021-2022. Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, DS Trang và nhóm cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu:
REACH hân hạnh gửi tới DS Trang một lời cảm ơn chân thành, chúc bạn luôn hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường nghiên cứu y học của mình. BÀI BÁO CỦA TS.BS. BÙI PHƯƠNG LINH ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRÊN TRANG CHỦ CỦA hsph (trường y tế công cộng th. chan, đh harvard)Chế độ ăn hàng ngày không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn tạo ra những tác động trực tiếp khác nhau tới môi trường. Bài báo vừa công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ (AJCN) của TS.BS Bùi Phương Linh cho thấy duy trì một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp giảm nguy cơ tử vong của con người, mà còn ít gây phát thải khí nhà kính, ít tiêu tốn nguồn nước, đất, và phân bón hơn so với chế độ ăn không tốt cho sức khỏe. Điều này càng khẳng định thêm mối quan hệ không thể tách rời giữa sức khỏe con người và Trái đất, chúng ta là một tổng thể thống nhất. Đây là nghiên cứu đánh giá trực tiếp tác động của việc tuân thủ các khuyến nghị trong báo cáo EAT-Lancet 2019 của Giáo sư Walter Willett. Ông là giáo sư đầu ngành thế giới trong ngành Dịch tễ dinh dưỡng, nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới trong lĩnh vực y học. Nghiên cứu này cũng được trường Y tế công cộng TH Chan, thuộc đại học Harvard giới thiệu trên website của trường (tại đây).
Các bạn có thể đón đọc bài báo qua link do tạp chí AJCN cung cấp, cho phép mọi người đọc và tải xuống bài báo miễn phí cho tới 30/7/2024 nhé. Một lần nữa, chúc mừng TS.BS. Bùi Phương Linh! Mong chờ các sản phẩm tiếp theo của chị và nhóm nghiên cứu! THƯ CẢM ƠN NHÀ TÀI TRỢ - CHỊ TRƯƠNG NGUYỄN XUÂN QUỲNHNiềm vui nhân đôi, Quỹ tài trợ nhỏ (Microgrant) 2023 - 2024 của REACH vừa tiếp tục được chị Trương Nguyễn Xuân Quỳnh ủng hộ 20,000,000 đồng để trao cho các dự án về chủ đề Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN). Đôi nét về Tiến sĩ Trương Nguyễn Xuân Quỳnh: chị tốt nghiệp Cử nhân Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Chị cũng đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Y tế công cộng, tập trung vào xây dựng và quản lý chính sách y tế tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan. Chị được trao học bổng Fulbright để tiếp tục hoàn thành bằng Thạc sĩ thứ hai về Công tác xã hội, trọng tâm là Chăm sóc Sức khỏe và Sức khỏe Tâm thần tại Đại học Boston, Mỹ. Tiến sĩ Trương Nguyễn Xuân Quỳnh đã được vinh danh trong “40 Under 40 Public Health Catalyst Award” do Hội nghị Y tế Công cộng Boston trao tặng năm 2022. Hiện chị đang hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực vận động về chính sách, giảng dạy và thực hành với vai trò là:
REACH hân hạnh gửi đến chị Quỳnh một lời cảm ơn chân thành, chúc chị nhiều sức khỏe, hạnh phúc và mong rằng chị luôn đồng hành cùng REACH trong những chặng đường sắp tới. Các bạn đừng quên chia sẻ về Microgrants của REACH để giúp chúng mình kết nối được với nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh, nhân viên y tế, và cộng đồng có mong muốn thực hiện những dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng nhé. Thông tin chi tiết tại đây. THƯ CẢM ƠN NHÀ TÀI TRỢ - ANH HOÀNG BẢO LONGQuỹ tài trợ nhỏ (Microgrant) 2023 - 2024 của REACH vừa hân hạnh nhận được khoản quyên góp 20,000,000 đồng từ anh Hoàng Bảo Long, một trong những giảng viên đầu tiên của REACH. Đôi chút về Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Bảo Long: anh tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà Nội, và thạc sĩ Y tế công cộng tại đại học Johns Hopkins (Mỹ) với học bổng toàn phần từ chương trình học giả Fulbright. Hiện anh đang hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực giảng dạy và thực hành nghiên cứu y khoa với nhiều vai trò như:
Sự hỗ trợ tài chính và cỗ vũ tinh thần của anh chính là nguồn động lực to lớn để REACH tiếp tục duy trì Microgrants 2023 - 2024. REACH hân hạnh gửi đến anh Long một lời cảm ơn chân thành, chúc anh nhiều sức khỏe, hạnh phúc và mong rằng anh luôn đồng hành cùng REACH trong những chặng đường sắp tới. Các bạn đừng quên chia sẻ về Microgrants của REACH để giúp chúng mình kết nối được với nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh, nhân viên y tế, và cộng đồng có mong muốn thực hiện những dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng nhé. Thông tin chi tiết tại đây. REACH - CHẶNG ĐƯỜNG 5 NĂM ĐỒNG HÀNH VÀ CÙNG PHÁT TRIỂN Trong suốt hành trình hơn 5 năm qua, REACH đã và đang bền bỉ theo đuổi sứ mệnh lan toả những kỹ năng nghiên cứu y học đến các bạn sinh viên khối ngành sức khỏe, bác sĩ, điều dưỡng, tiếp tục hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và hướng đến những kế hoạch mới. REACH bắt đầu khởi động vào tháng 8/2018 dưới sự hỗ trợ tài chính của Quỹ giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Khi đó, REACH gồm có 3 giảng viên, 6 cộng tác viên nòng cốt và 3 cố vấn. Năm 2019, REACH tổ chức ba buổi workshop offline về Kỹ năng nghiên cứu tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, REACH tài trợ và tư vấn cho ba dự án về sức khỏe gồm: PMS, EMHS và Cervical Cancer. Cùng lúc đó, REACH ra mắt hai khoá học online được rất nhiều học viên đón nhận là Đạo đức nghiên cứu trong y học và Thiết kế nghiên cứu cơ bản. Tiếp nối thành công của những năm trước, năm 2020, REACH cho ra đời khóa học online mang tên “Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ du học và xin học bổng sau đại học”. Năm 2021, REACH tiếp tục tổ chức chương trình Microgrants và tài trợ, tư vấn cho hai dự án: HUE FIRST-AID và R-ZOONOTIC. Năm 2022 là một năm thành công với nhóm dự án HUE FIRST-AID khi có một bài báo được công bố trên tạp chí PLOS One dưới sự hướng dẫn của REACH. Cũng là năm đó, REACH tiếp tục tài trợ và tư vấn cho hai dự án: ISSL+ và BOAV. Đặc biệt năm 2023, REACH đã đạt được những thành tựu ấn tượng gồm: Tài trợ và tư vấn cho 2 dự án (SPEFT và PM2.5&RS HCMC); ra mắt khóa học Huấn luyện Giáo viên Phòng ngừa Tự sát trong bối cảnh Trung học cùng nhóm SPEFT; công bố 1 bài báo trên tạp chí PLOS One với nhóm PMS; hai báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế tại Úc của nhóm PMS và BOAV. Để làm nên những thành quả trên, các giảng viên và cộng tác viên của REACH đã nỗ lực rất nhiều dù ai cũng có sự nghiệp công việc, học hành riêng. REACH thực sự cảm ơn và trân quý mọi người vì đã luôn dõi theo, giúp đỡ REACH từ những ngày đầu tiên. Hy vọng REACH sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và cổ vũ của mọi người trong những năm tới.
Vị trí CỘNG TÁC VIÊN QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI VÀ WEBSITEMô tả công việc: Quản lý fanpage trên Facebook, kênh Youtube và website trên nền tảng Weebly của REACH. Chủ yếu làm việc online khoảng 1-3 tiếng/tuần tùy theo năng lực và khả năng sắp xếp thời gian, chỉ họp online với supervisor khi cần thiết.
28/8/2019 WORKSHOP: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ hà nội - 2019Read Now Trong hai ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2019, dự án REACH kết thúc hành trình chuỗi workshop năm 2019 tại Thủ đô Hà Nội. Workshop: Thiết kế nghiên cứu và Xử lý số liệu cơ bản thứ 3 đã được tổ chức tại Bishub coworking space, Thủ đô Hà Nội. Workshop thu hút được sự quan tâm của các bạn nghiên cứu viên trẻ, sinh viên khối ngành Y Dược với sự tham gia của gần 50 bạn học viên, trong đó có nhiều bạn đến từ các địa phương cách xa Hà Nội. REACH đã trao 3 suất học bổng hỗ trợ tài chính cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn và ở xa Hà Nội tới tham dự. Diễn giả trong workshop là ThS. BS. Bùi Phương Linh - Điều phối viên dự án REACH, nghiên cứu viên, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội và ThS. BS. Phạm Thanh Tùng - Điều phối viên dự án REACH, giảng viên Bộ môn Sinh lý học, Đại học Y Hà Nội. Ngày 27/7/2019 Mở đầu cho buổi workshop ThS. Bùi Phương Linh đã có bài trình bày ngắn giới thiệu về sự ra đời của dự án REACH; những thành viên tham gia hỗ trợ dự án và hoạt động sắp tới của nhóm dự án. Tiếp theo phiên buổi sáng, ThS. Phạm Thanh Tùng giới thiệu phương pháp học tập Team-based learning (TBL), cũng sẽ là phương pháp học tập chính xuyên suốt trong buổi đầu tiên của workshop. Các bạn học viên sẽ kiểm tra về kiến thức cá nhân, sau đó sẽ là bài thảo luận theo nhóm, và cuối cùng trao đổi lỗ hổng kiến thức cùng giảng viên. Trong buổi sáng, ThS. Phạm Thanh Tùng đã cùng học viên thảo luận và ôn lại về các phương pháp thiết kế nghiên cứu cơ bản. Hiện nay, nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh khi mới tham gia vào hoạt động nghiên cứu đều chủ yếu tập trung vào sản phẩm là bài báo nghiên cứu mà chưa nắm rõ được phương pháp chung và quy trình của toàn bộ nghiên cứu như thế nào. Sau đó giảng viên và các bạn học viên cùng nhau thảo luận các câu hỏi trong bài test, đặc biệt những câu hỏi có nhiều bạn học viên trả lời sai hoặc thắc mắc. Để củng cố phần thiết kế nghiên cứu, các bạn học viên tiếp tục thảo luận dưới hình thức case study thực tế theo nhóm về một câu hỏi nghiên cứu tại Việt Nam. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, các bạn học viên được thực hành cách phân bổ các nguồn lực và thiết kế sơ bộ một nghiên cứu trong thực tế Quay trở lại trong phiên buổi chiều, giảng viên Phạm Thanh Tùng tiếp tục phần bài giảng giới thiệu về các khái niệm cơ bản trong phân tích số liệu. Sau khi nắm được các phương pháp nghiên cứu, các bạn học viên cùng ôn lại và thực hành về các chỉ số đo lường tương ứng với các thiết kế nghiên cứu đã học. Đầu tiên, ThS. Phạm Thanh Tùng đã cùng các bạn làm rõ lại các khái niệm Odds ratio, Risk ratio và Prevalence ratio cùng cách diễn giải của nó. Việc đọc và diễn giải đúng các chỉ số này trong các bài báo nghiên cứu là chìa khóa quan trọng để diễn giải kết quả nghiên cứu một cách khách quan. Đồng thời các bạn học viên cũng được thực hành tính các chỉ số này thông qua các ví dụ cụ thể. Kết thúc phiên buổi chiều, ThS. Tùng mở rộng thêm cho các học viên về phân tích sống còn với phương pháp Kaplan Meier. Đây là phương pháp rất gần gũi với nghiên cứu lâm sàng trên thế giới và Việt Nam. Các bạn học viên cũng được thực hành phân tích Kaplan Meier qua ví dụ cụ thể. Ngày 28/7/2019 Mở đầu phiên buổi sáng, workshop của REACH tại Hà Nội rất vinh dự được tiếp đón Ngài D’Juan Sampson – đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tới tham dự và có bài phát biểu ngắn. Trong bài phát biểu, ngài Sampson khẳng định sự ủng hộ của Đại sứ quán Hoa Kỳ với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt thông qua việc tài trợ cho các dự án hướng tới cộng đồng như dự án REACH. Trong phiên buổi sáng, ThS. Bùi Phương Linh và các bạn học viên cùng tiếp cận với khái niệm DAGs (Directed Acyclic Graphs) thông qua ví dụ nổi tiếng về mối liên quan giữa Estrogen và Ung thư tử cung. Sau đó, các bạn học viên cũng được thực hành vẽ DAGs cho một số các câu hỏi nghiên cứu cụ thế với độ khó tăng dần. DAGs cũng giúp chúng ta hình dung trực quan về khái niệm yếu tố nhiễu và yếu tố trung gian. Việc xác định rõ các yếu tố này trong bước đầu của thiết kế nghiên cứu sẽ giúp ta thu thập được những thông tin cần thiết, và khi xử lý số liệu giúp nhà nghiên cứu xác định được các biến cần hiệu chỉnh trong mô hình. Cuối phiên buổi sáng, giảng viên Phạm Thanh Tùng giới thiệu về phần mềm xử lí số liệu Stata. Bên cạnh SAS hay R, Stata là một trong những phần mềm phân tích số liệu dựa trên code và đã được sử dụng rộng rãi. Với phần mềm Stata, chúng ta có thể quản lý số liệu, phân tích số liệu một cách dễ dàng và cho ra những sản phẩm hoàn thiện chuyên nghiệp. ThS. Tùng cũng giới thiệu tổng quan về môi trường làm việc của Stata và bộ số liệu xử lý mẫu sẽ được thực hành trong phiên buổi chiều. Quay trở phiên buổi chiều, ThS. Phạm Thanh Tùng tiếp tục giúp các bạn học viên làm quen với việc sử dụng Stata trong phân tích số liệu. Với bộ số liệu mẫu, ThS. Tùng cùng các bạn thực hành quy trình xử lý số liệu một cách chuyên nghiệp và khoa học. Xuất phát từ nhu cầu trình bày kết quả trong các bài báo khoa học, các bạn cũng đã được thực hành tạo các bảng số bằng các package của Stata. Tiếp theo, ThS. Bùi Phương Linh trình bày về tìm kiếm tài liệu tham khảo và phần mềm Zotero. Trong phần này, ThS. Linh đã giới thiệu cho các bạn học viên về các loại tài liệu tham khảo và các nguồn tài liệu tham khảo chính thống thông qua ví dụ viết phần tổng quan cho câu hỏi nghiên cứu thực tế. Sau khi chúng ta đã tìm được những tài liệu này, việc quản lý và chia sẻ trong nhóm nghiên cứu sẽ như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ThS. Linh chia sẻ các bạn về việc sử dụng phần mềm Zotero hoàn toàn miễn phí. ThS. Tùng cũng giới thiệu video hướng dẫn về sử dụng phần mềm này trên Youtube các bạn học viên có thể tham khảo. Như vậy kết thúc hai ngày khóa học, các bạn học viên đã được hai giảng viên kinh nghiệm của dự án REACH chia sẻ những kiến thức cơ bản về thiết kế và xử lý số liệu trong nghiên cứu Y sinh học. Cuối phiên buổi chiều, đại diện dự án REACH ThS. Phạm Thanh Tùng và ThS. Bùi Phương Linh đã tiến hành trao giấy chứng nhận tham dự khóa học cho các bạn học viên. Sau workshop, các bạn học viên đã được thực hiện bài kiểm tra những kiến thức đã được trao đổi trong hai ngày của workshop và bạn Lê Đại Minh đã xuất sắc đạt số điểm tuyệt đối. Đại diện dự án REACH đã liên hệ và trao món quà là cuốn sách Gordis Epidemiology cho bạn Minh. Kết thúc khóa học thứ 3 tại Thủ đô Hà Nội, dự án REACH tiếp tục nhận được nhiều phản hồi từ các bạn học viên. Một bạn học viên đã gửi thư tới REACH và chia sẻ: “Đây là một trong những workshop ấn tượng nhất mà em đã tham gia, từ cách giảng dạy (anh Tùng và chị Linh giảng rất dễ hiểu và nhiệt tình) đến những hỗ trợ bên lề khác (thông tin, cài đặt phần mềm, và đặc biệt là những file gửi sau workshop).”.
Một bạn học viên khác cũng chia sẻ cảm nhận sau workshop “Thật sự workshop vượt quá khả năng mong đợi của em. Cách anh Tùng và chị Linh truyền tải kiến thức rất dễ hiểu và không gây buồn ngủ, khi nghe giảng em có cảm giác thời gian trôi qua nhanh. Một điểm nữa cực kì đặc biệt là cách phân chia thời gian của từng nội dung rất cụ thể, chính xác và khoa học ạ”. Ngoài ra, một số bạn học viên phản hồi về việc tăng thời gian cho các bài tập thảo luận nhóm, tương tác với giảng viên và thực hành với Stata, đây sẽ là những phần REACH sẽ cải thiện trong các workshop tiếp theo. Như vậy dự án REACH đã tổ chức 3 workshop tại ba miền của tổ quốc, REACH hi vọng có thể tiếp tục tổ chức thêm các workshop trong năm tới tại các tỉnh thành phố khác. Ngoài ra, trong thời gian tới, REACH sẽ giới thiệu khóa học trực tuyến về nghiên cứu khoa học cơ bản cho những bạn chưa có điều kiện tham dự workshop của REACH. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trên website của dự án REACH. _______________________________ Dự án REACH Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ [Website]: https://www.reach.edu.vn/ [Facebook]: https://www.facebook.com/reach.edu.vn 1/8/2019 WORKSHOP: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ Hồ Chí minh - 2019Read Now Trong hai ngày 6 và 7 tháng 7 năm 2019, nhóm dự án REACH tiếp tục mang hành trình chuỗi workshop đến thành phố mang tên Bác. Workshop: Thiết kế nghiên cứu và Xử lý số liệu cơ bản đã được tổ chức tại Think In A Box – Active Training Space, Thành phố Hồ Chí Minh. Workshop đã tiếp tuc thu hút được sự quan tâm của các bạn nghiên cứu viên trẻ, sinh viên khối ngành Y Dược. Đặc biệt REACH đã trao 3 suất học bổng hỗ trợ tài chính cho các bạn ở xa thành phố Hồ Chí Minh tới tham dự. Diễn giả trong workshop là ThS. BS. Bùi Phương Linh - Điều phối viên dự án REACH, nghiên cứu viên, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội và ThS. BS. Phạm Thanh Tùng - Điều phối viên dự án REACH, giảng viên Bộ môn Sinh lý học, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7/2019 Mở đầu cho buổi workshop ThS. Phạm Thanh Tùng đã có bài trình bày ngắn giới thiệu về sự ra đời của dự án REACH và những hoạt động sắp tới của nhóm dự án. Trong phiên buổi sáng ThS. Phạm Thanh Tùng sẽ thảo luận và tìm ra lỗ hổng của các bạn học viên về Thiết kế nghiên cứu, đặc biệt các loại hình nghiên cứu Y sinh học bằng phương pháp Team Based Learning (TBL). Trong đó khi check – in vào workshop, các bạn học viên được sắp xếp ngồi ngẫu nhiên theo các nhóm từ 4 – 6 bạn học viên. Sau đó các bạn học viên sẽ tiến hành thực hiện bài test cá nhân và sau đó bài test nhóm không có và có tra cứu tài liệu. Dựa vào kết quả cá nhân và thảo luận nhóm, giảng viên sẽ tìm ra những lỗ hổng và cùng giải đáp với các bạn học viên. Sau đó, ThS. Phạm Thanh Tùng cũng đã giới thiệu một số ví dụ cụ thể thực hành thiết kế nghiên cứu. Các bạn học viên đã có những trao đổi sôi nổi theo nhóm và cùng tìm ra lời giải hợp lý cùng giảng viên. Tiếp tục trong phiên buổi chiều, hai giảng viên của REACH sẽ giới thiệu về phương pháp Xử lý số liệu trong các nghiên cứu Y sinh học. Đầu tiên ThS. Bùi Phương Linh giới thiệu về mô hình hồi quy tuyến tính và mô hình hồi quy logistic. Các bạn học viên hiểu rõ hơn về sự ra đời, các điều kiện sử dụng và áp dụng mô hình vào các xử lý thực tế. Nửa cuối phiên buổi chiều, ThS. Phạm Thanh Tùng tiếp tục trình bày về phân tích số liệu với các khái niệm về Odds ratio, Risk ratio và Hazard ratio cho các loại biến outcomes khác nhau. Việc tính toán các chỉ số này và diễn giải kết quả có vai trò quyết định. ThS. Tùng cũng đưa ra các ví dụ về việc diễn giải các chỉ số này trong các bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế, có thể dẫn tới sai lầm nghiêm trọng. Trong phần nâng cao, ThS. Phạm Thanh Tùng cùng các bạn học viên thực hành xây dựng đường cong Kaplan – Meier trong phân tích sống còn. Cuối buổi, ThS. Phạm Thanh Tùng giới thiệu về phần mềm xử lý số liệu Stata. Là phần mềm kết hợp linh hoạt giữa xử lí cơ bản và nâng cao, việc sử dụng Stata một cách chuyên nghiệp giúp các bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc đưa kết quả vào trong bài báo. Các bạn học viên cũng được hỗ trợ cài Stata cùng các bạn trợ giảng. Ngày 7/7/2019 Mở đầu phiên buổi sáng, ThS. Bùi Phương Linh dẫn dắt các bạn học viên cùng tiếp cận với khái niệm DAGs (Directed Acyclic Graphs) thông qua ví dụ về sự ra đời của nó trong nghiên cứu mối liên quan giữa Estrogen và Ung thư tử cung. Các bạn học viên cũng được thực hành vẽ DAGs cho ví dụ này. Để khái quát, ThS Bùi Phương Linh đã trình bày các khái niệm về yếu tố nhiễu, và cách xử lý với các yếu tố nhiễu. Việc sử dụng DAGs giúp các nhà thiết kế nghiên cứu xác định được các yếu tố nhiễu mà chúng ta cần đo lường trong nghiên cứu, và các thiết kế nghiên cứu phù hợp. DAGs đã xuất hiện từ lâu thống nhất với hiểu biết bản chất sinh học của chúng ta, do vậy DAGs giúp nhà nghiên cứu minh họa xử lý số liệu và diễn giải kết quả một cách hợp lý. Trong phiên buổi chiều, ThS. Phạm Thanh Tùng tiếp tục giúp các bạn học viên làm quen với việc sử dụng Stata trong phân tích số liệu. Xuất phát từ nhu cầu quản lý và xử lí số liệu hiệu quả, ThS Phạm Thanh Tùng giúp các bạn hiểu được cách sử dụng các file quản lý trong quy trình chuyên nghiệp. Thông qua bộ số liệu mẫu, các bạn cũng được thực hành tạo và đưa các bảng số liệu đẹp và dễ hiểu vào bài báo. Ngoài ra, ThS. Tùng cũng giới thiệu một số package hữu ích được sử dụng trong xử lý cơ bản. Phần kế tiếp là bài trình bày về chiến lược tìm kiếm tài liệu và phần mềm Zotero của ThS. Bùi Phương Linh. Việc tìm kiếm tài liệu tham khảo và đánh giá tài liệu để đưa vào trong bài báo hoặc đề cương nghiên cứu là việc cần có chiến lược rõ ràng và hiệu quả. Thực tế, có rất nhiều phương pháp và nguồn tài liệu trực tuyến, trong phần này ThS. Linh nhấn mạnh chia sẻ kinh nghiệm và một số tips giúp các bạn quản lý thông tin các bạn đã tìm kiếm được. Kết thúc hai ngày khóa học, các bạn học viên đã được hai giảng viên của dự án REACH trao đổi và chia sẻ những kiến thức cơ bản về thiết kế và xử lý số liệu trong nghiên cứu Y sinh. Cuối phiên buổi chiều, đại diện dự án REACH ThS. Phạm Thanh Tùng và ThS. Bùi Phương Linh đã tiến hành trao giấy chứng nhận cho các bạn học viên. Sau workshop, các bạn học viên được thực hiện bài kiểm tra những kiến thức đã được trao đổi trong hai ngày của workshop và có 3 bạn đã xuất sắc đạt số điểm tuyệt đối. Đại diện dự án REACH đã tiến hành bốc ngẫu nhiên một bạn và bạn Phan Thị Thanh Trà là người may mắn nhận món quà là cuốn sách Gordis Epidemiology. Kết thúc khóa học tại Thành phố mang tên Bác, dự án REACH cũng đã nhận được nhiều phản hồi từ các bạn học viên. Một bạn học viên đã chia sẻ: “Sự tận tâm và chuyên nghiệp trong cách làm việc và chuyên nghiệp. Em rất đam mê nghiên cứu khoa học, nhờ có workshop mà em được tiếp cận được và thấy được vẻ đẹp của nghiên cứu. Được gặp và kết nối được rất nhiều bạn và anh chị có chung niềm đam mê. Những gì các anh chị chia sẻ thực sự rất bổ ích và giúp em mở rộng tầm nhìn, đó là những thứ mà em khó có thể có được nếu chỉ học tập ở trường”. Bên cạnh đó nhiều bạn học viên mong muốn được thực hành với Stata nhiều hơn, và tốc độ giảng dạy và truyền đạt khá nhanh, đây sẽ là điều REACH sẽ cải thiện trong workshop tiếp theo.
Nhóm dự án REACH sẽ tiếp tục chuỗi workshop tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 27 và 28/7/2019 tới đây. Thông tin chi tiết xin mời các bạn xem tại: https://www.reach.edu.vn/reachhn.html _______________________________ Dự án REACH Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ [Website]: https://www.reach.edu.vn/ [Facebook]: https://www.facebook.com/reach.edu.vn Trong hai ngày 1 và 2/6/2019 vừa qua, nhóm dự án REACH đã tiến hành tổ chức Workshop: Thiết kế nghiên cứu và Xử lý số liệu cơ bản tại Khách sạn Parkview, Thành phố Huế. Chương trình đã thu hút sự quan tâm và nhận đơn đăng kí của nhiều bạn sinh viên và nghiên cứu sinh không chỉ trong khối ngành Y Dược.
Diễn giả trong workshop là ThS. BS. Bùi Phương Linh - Điều phối viên dự án REACH, nghiên cứu viên, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội và ThS. BS. Phạm Thanh Tùng - Điều phối viên dự án REACH, giảng viên Bộ môn Sinh lý học, Đại học Y Hà Nội. |