Development of a Culturally-specific Internalized Stigma Scale for LGBTIQ+ Young Adults in Vietnam (ISSL+)
Địa điểm thực hiện: Trực tuyến & Hà Nội
Đại diện dự án: Trịnh Đình Minh Việt, Cán bộ chương trình về Sức khoẻ tinh thần, Doanh nghiệp Xã hội Hải Đăng
Giới thiệu dự án:
Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra vấn đề tự kì thị có mối tương quan mật thiết với chất lượng sức khoẻ thể chất, tình dục, tinh thần và xã hội của người LGBTIQ+, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Đặc biệt, việc lượng giá và đo đạc sự tự kì thị trong nước gặp nhiều khó khăn khi các nghiên cứu phần lớn sử dụng thang đo vốn được phát triển dành cho đối tượng ở các nước châu Âu, Mỹ và không tích hợp những yếu tố văn hoá xã hội Việt. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện một dự án nghiên cứu hỗn hợp với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (10/2021-04/2022): Phỏng vấn định tính với 15 người LGBTIQ+ với đa dạng các danh tính và trải nghiệm khác nhau với phương pháp Grounded Theory; đưa ra giả thuyết về hiện tượng tự kì thị đặc thù với nhóm LGBTIQ+ tại Việt Nam; phát triển thang đo tự kì thị và báo cáo đánh giá chuyên môn ban đầu với sự hỗ trợ của 5 chuyên gia tâm lý lâm sàng và vận đồng quyền LGBTIQ+ và 7 người thuộc cộng đồng LGBTIQ+ tại Việt Nam.
- Giai đoạn 2 (04-08/2022): Thử nghiệm độ hiệu lực (validity) và tin cậy (reliability) của thang đo qua một nghiên cứu khảo sát với cỡ mẫu tối thiểu 300 người; phân tích dữ liệu và phát triển phiên bản hoàn thiện.
- Giai đoạn 3 (08/2022): Truyền thông công bố kết quả nghiên cứu và tổ chức diễn đàn thảo luận khả năng ứng dụng thang đo tự kì thị trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của dự án được mong đợi sẽ đóng góp vào kho tàng bằng chứng khoa học trong nước về sức khoẻ tinh thần và xã hội của cộng đồng LGBTIQ+. Việc phát triển một công cụ đo lường sự tự kì thị phản ánh được yếu tố văn hoá Việt Nam sẽ có thể tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước nhận diện được một cách rõ ràng hơn nhu cầu sức khoẻ tinh thần của cộng đồng đa dạng tính dục và giới tại Việt Nam và từ đó phát triển những phương pháp can thiệp phù hợp.
Khảo sát của dự án
- Trong khảo sát này, bạn sẽ được hỏi về cách bạn suy nghĩ và cảm thấy về bản thân mình với tư cách là người LGBTIQ+ và cộng đồng LGBTIQ+. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được hỏi về một số trải nghiệm văn hoá, xã hội, và sức khoẻ tinh thần.
- Nếu bạn hiện đang ở độ tuổi từ 18-25, hiện đang sinh sống tại Việt Nam, và thuộc cộng đồng LGBTIQ+, hãy điền khảo sát ngay nhé. Sau khi hoàn thành khảo sát, bạn có thể đăng ký tham gia quay số trúng thưởng. Sẽ có 5 bạn được chọn ngẫu nhiên để nhận được mỗi người 1 phần hỗ trợ tiền trị giá 250,000 VNĐ.
- Link khảo sát: https://tinyurl.com/lgbtiqvn22 (Việc hoàn thành khảo sát chỉ mất khoảng 15 phút)
Cảm nhận của đại diện dự án khi làm việc cùng REACH:
Mình rất biết ơn vì REACH đã trao cho mình cơ hội được thực hiện nghiên cứu về sức khoẻ tinh thần của người LGBTIQ+ Việt. Sau khi mới về nước và tốt nghiệp với tấm bằng Tâm lý học, mình đã rất loay hoay không biết phải làm sao để đóng góp vào phong trào cải thiện chất lượng sức khoẻ tinh thần của cộng đồng trong nước. Và nhờ có quỹ tài trợ “nhỏ” của REACH mà mình đã có thể làm được một điều “lớn” ấy (theo cảm quan của mình).
Mình đã và đang có những trải nghiệm làm việc vô cùng ý nghĩa cùng REACH. Ngay từ ban đầu, mình đã cảm thấy cách làm việc của REACH rất chuyên nghiệp, có tổ chức, và có “mục đích”. Mình rất trân trọng điểm “có mục đích” ở đây vì cả hai bên đều giúp nhau có trách nhiệm với từng phần của dự án và đảm bảo xem từng phấn ấy cầu hình nên chất lượng dự án như thế nào. Bên cạnh đó, mình cũng rất cảm kích vì tinh thần hỗ trợ hết mình của REACH. Có thể nói là có điểm nào mình cảm thấy cần tham vấn chuyên môn thì REACH đều đã nhiệt tình kết nối mình tới những nguồn hỗ trợ liên quan. Mình thật sự thấy đó là điểm sáng nhất của quỹ tài trợ nhỏ của REACH. Bạn không chỉ đang được hỗ trợ về tài chính để thực hiện dự án mà còn cả chuyên môn nữa. Và điểm quan trọng nhất phải kể tới đó chính là sự cảm thông. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, mình đã gặp nhiều gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Hà Nội. Tuy vậy, REACH đã rất thấu hiểu và hỗ trợ mình hết sức.
Trịnh Đình Minh Việt - Đại diện dự án
Sản phẩm của dự án:
Vào ngày 25-29/03/2024, nhóm ISSL+ đã tham gia báo cáo online tại Hội thảo Tâm lý học và Khoa học hành vi Châu Á lần thứ 14 (The 14th Asian Conference on Psychology & the Behavioral Sciences - ACP24) được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản. Nhóm ISSL+ đã trình bày kết quả của nghiên cứu hỗn hợp (mixed method study) hợp tác thực hiện của REACH trong thời gian qua. Nhóm hy vọng sẽ có thể tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước nhận diện được một cách rõ ràng hơn nhu cầu sức khoẻ tinh thần của cộng đồng đa dạng tính dục và giới tại Việt Nam và từ đó phát triển những phương pháp can thiệp phù hợp giúp cải thiện sức khỏe của cộng đồng này.
Link tới abstract và recording bài trình bày (49 phút) tại đây.
Vào ngày 25-29/03/2024, nhóm ISSL+ đã tham gia báo cáo online tại Hội thảo Tâm lý học và Khoa học hành vi Châu Á lần thứ 14 (The 14th Asian Conference on Psychology & the Behavioral Sciences - ACP24) được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản. Nhóm ISSL+ đã trình bày kết quả của nghiên cứu hỗn hợp (mixed method study) hợp tác thực hiện của REACH trong thời gian qua. Nhóm hy vọng sẽ có thể tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước nhận diện được một cách rõ ràng hơn nhu cầu sức khoẻ tinh thần của cộng đồng đa dạng tính dục và giới tại Việt Nam và từ đó phát triển những phương pháp can thiệp phù hợp giúp cải thiện sức khỏe của cộng đồng này.
Link tới abstract và recording bài trình bày (49 phút) tại đây.

Bạn Việt - trưởng nhóm ISSL+ chia sẻ: “Đến với ACP14, mình trên hết tham gia với tinh thần học hỏi…Mình đã có cơ hội lắng nghe và đặt câu hỏi cho nhiều bài trình bày liên quan tới các chủ đề thú vị như chăm sóc tâm thần cho người lớn tuổi, tạo dựng mối quan hệ tích cực giữa thầy cô và học trò với những khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, và nâng cao tính phục hồi trước sang chấn tâm lý gián tiếp. Mình cảm thấy vinh dự khi là một trong 2 bài hiếm hoi về chủ đề Sức khỏe tâm thần LGBTIQ+ trên tổng số 595 bài thuyết trình tại Hội thảo lần này. Thông qua bài thuyết trình của mình và nhóm tác giả, mình đã kêu gọi sự nhập cuộc của các nhà nghiên cứu tại Châu Á vào tiến trình nghiên cứu về Tự kỳ thị nói riêng và Sức khoẻ tâm thần LGBTIQ+ nói chung.[...] Mình hy vọng rằng sẽ có thật nhiều các nhà nghiên cứu trong nước sẽ tiếp nối công trình nghiên cứu này và từ đó làm phong phú cơ sở dữ liệu khoa học về Sức khoẻ tâm thần LGBTIQ+. Qua đây, mình muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới REACH, nhóm tác giả (bao gồm Ts. Yu-Tien Hsu và Ths. Bùi Phương Linh), các chuyên gia tâm lý lâm sàng, và các cá nhân thuộc cộng đồng đa dạng giới và tính dục đã tham gia nghiên cứu. Cảm ơn mọi người đã tin tưởng mình để đại diện chia sẻ những nỗ lực nghiên cứu trong 2 năm qua”.
Ngày 28/10/2024, nhóm ISSL+ đã tham gia báo cáo oral tại Hội nghị APHA (The American Public Health Association - hội nghị thường niên do Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ) tổ chức tại Minneapolis, Hoa Kỳ.
APHA là một tổ chức uy tín có tới 54 chi nhánh trải rộng khắp 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ tạo kết nối giữa tổ chức với các vấn đề sức khỏe cộng đồng ở cấp địa phương. APHA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chương trình đào tạo, hoạt động chuyên môn cho tất cả nhân viên y tế và người làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng.
Ở hội nghị, TS, BS Yu-tien Hsu đã trình bày kết quả của nghiên cứu hỗn hợp (mixed method study) về Phát triển thang đo tự kỳ thị cho thanh niên LGBTIQ+ tại Việt Nam. Nghiên cứu này là thành quả hợp tác giữa nhóm ISSL+ và REACH. Chia sẻ với REACH, TS, BS Yu-tien Hsu bày tỏ: "Bài thuyết trình đã diễn ra tốt đẹp! Mọi người tò mò về việc dự án này đã hợp tác với các tổ chức như thế nào để có được những góc nhìn trực tiếp từ cộng đồng LGBTIQ+. Họ cũng quan tâm tới các bước tiếp theo của dự án và thể hiện mong muốn có một thang đo cho các cộng đồng LGBTIQ+ Châu Á tại Hoa Kỳ." |