PREMENSTRUAL SYNDROME AND
PREMENSTRUAL DYSPHORIC DISORDER
Địa điểm thực hiện: Đại học Y Dược Huế
Điều phối viên chính: Ngô Đình Triệu Vỹ
Điều phối viên chính: Ngô Đình Triệu Vỹ
*[Nghiên cứu đã kết thúc] Hiện nghiên cứu mong muốn tuyển chọn thêm 80 - 100 đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Sau khi thu thập xong số liệu dự án sẽ tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên để trao tặng 3 phần quà cho 3 bạn nữ may mắn nhất.
Link đăng ký: https://forms.gle/igTS44DgG4w8XbXT8 (dự án đã kết thúc)
Link đăng ký: https://forms.gle/igTS44DgG4w8XbXT8 (dự án đã kết thúc)
Giới thiệu dự án:
Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS) là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng thường gặp của PMS như chướng bụng, căng tức vú, nhức đầu, đau cơ hoặc khớp, dễ tức giận, lo lắng, khó tập trung và trầm cảm. Những triệu chứng này thường xuất hiện một vài ngày trước khi hành kinh làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và các mối quan hệ xã hội. Một tình trạng nặng của PMS là Rối loạn – loạn khí sắc tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder - PMDD), một bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần và cần phải điều trị.
Nguồn: https://www.practo.com/health-wiki/premenstrual-syndrome-pms-symptoms-and-treatment/59/article
Hiện tại ở Việt Nam, các nghiên cứu về PMS, PMDD và các các vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần của sinh viên nữ đặc biệt là trong môi trường y khoa vẫn còn hạn chế. Với mong muốn có một chứng cứ khoa học cụ thể về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá một công cụ sàng lọc Hội chứng tiền kinh nguyệt mang tên Premenstrual Syndrome Screening Tool (PSST) và khảo sát Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như Rối loạn – Loạn khí sắc tiền kinh nguyệt ở sinh viên nữ tại trường đại học Y Dược Huế. Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019 tại trường đại học Y Dược Huế.
Cảm nhận của đại diện dự án khi làm việc cùng REACH:
Đầu tiên, mình thấy rất may mắn khi được làm việc chung với các thành viên của REACH. Các anh chị làm việc với phong thái rất chuyên nghiệp và luôn nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong mọi việc. Nhóm đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ REACH, không chỉ về mặt tài chính mà còn về những kiến thức, ý tưởng cũng như nội dung.
Bản thân mình cũng đã học hỏi được rất nhiều điều từ hai anh chị, có những điều mà mình nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có thể biết được nếu không có cơ hội làm việc với anh chị. Mình nghĩ giá trị lớn nhất mà REACH mang lại đó chính là việc được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động cũng như có được những kiến thức quý báu.
Trong quá trình thực hiện dự án trong ba tháng qua, mặc dù đã chuẩn bị khá kĩ lưỡng nhưng cũng có rất nhiều tình huống bất ngờ, có những chi tiết mặc dù tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa. Có thể kể đến như việc chuẩn bị những món quà nhỏ nhắn cũng góp phần rất lớn trong việc vận động các bạn tham gia vào nghiên cứu. Qua những chi tiết như vậy nhóm cũng cảm thấy mình lớn lên từng ngày, có nhiều trải nghiệm thú vị trong quãng đường sinh viên.
Sản phẩm của dự án
Bài báo "Associated factors with Premenstrual syndrome and Premenstrual dysphoric disorder among female medical students: A cross-sectional study" do dự án PMS thực hiện cùng sự tư vấn của REACH đã được đăng trên tạp chí quốc tế PLoS ONE.
|
Vào 8/9/2023, bạn Ngô Đình Triệu Vỹ, điều phối viên của dự án PMS đã tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu tại hội nghị về Hỗ trợ sinh sản và Phụ khoa khu vực châu Á Thái Bình Dương (The 12th Congress of the Asia Pacific Initiative on Reproduction (ASPIRE 2023)) tại thành phố Adelaide xinh đẹp, Úc.
Link giới thiệu phiên báo cáo tại hội nghị ASPIRE 2023: tại đây Bạn Vỹ chia sẻ: "Đây là bài báo quốc tế được công bố và cũng là lần báo cáo ở sân chơi quốc tế đầu tiên của em. Em cảm thấy rất vui và tự hào vì thành quả mà suốt 2 năm vừa qua để hoàn thành bài báo này ạ. Mặc dù xuất phát chỉ là một ý tưởng nhỏ của một bạn sinh viên Y5 nhưng đã mang lại rất nhiều thành công và ý nghĩa với em cũng như toàn bộ team PMS. Đây cũng chính là động lực để em tiếp tục thực hiện các công bố tiếp theo trong chuyên ngành IVF mà em đang theo đuổi. Một lần nữa, em xin cảm ơn anh Tùng và chị Linh cũng như REACH đã trao cho em cơ hội ngày ấy." |
Giảng viên hướng dẫn:
Thành viên dự án:
Ngô Đình Triệu Vỹ
Điều phối viên Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Nguyễn Lê Hưng Linh
Điều phối viên Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Trần Thị Mỹ Duyên
Thành viên – Thủ quỹ Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Trần Hoàng Nhật Anh
Thành viên Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Cộng tác viên:
Nguyễn Thị Thu Thủy
Cộng tác viên Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Nguyễn Thị Nhi
Cộng tác viên Sinh viên – Chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Dược Huế |
Võ Ngọc Hồng Phúc
Cộng tác viên Sinh viên – Chuyên ngành Y học Dự phòng Trường đại học Y Dược Huế |
Trần Thị Thu Hiên
Cộng tác viên Sinh viên – Chuyên ngành Y học Dự phòng Trường đại học Y Dược Huế |