REACH
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • About us
    • Giảng viên
    • Hỗ trợ dự án
    • Cố vấn
  • Hoạt động
    • Hội thảo >
      • Hội thảo tại Huế 2019
      • Hội thảo tại TP. HCM 2019
      • Hội thảo tại Hà Nội 2019
    • Quỹ tài trợ nhỏ >
      • Các câu hỏi thường gặp về quỹ tài trợ nhỏ của REACH
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2022 - 2023
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2021 - 2022
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2019 - 2020
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2018 - 2019
      • Các dự án đã nhận tài trợ >
        • Các dự án nhận tài trợ 2018 - 2019 >
          • PMS&PMDD
          • EMHS >
            • EMHS workshop
          • Cervical Cancer Awareness
        • Các dự án nhận tài trợ 2019 - 2020 >
          • HUE FIRSTAID
          • R-ZOONOTIC
        • Các dự án nhận tài trợ 2021 - 2022 >
          • ISSL+
          • BOAV
  • Khóa học trực tuyến
  • Liên hệ
  • Tin tức

The assessment of perceived barriers of opioid accessibility for cancer pain management in Vietnam
 (BARRIERS TO OPIOID ACCESS IN VIETNAM - BOAV)

Picture
Điều phối viên dự án: Dược sĩ Nguyễn Thị Trang - Dược sĩ lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu dự án:
Một trong số các đau đớn về mặt thể chất thường gặp nhất đối với người bệnh ung thư là đau và khó thở. Việc kiểm soát những triệu chứng này một cách hiệu quả khó có thể đạt được nếu khả năng tiếp cận của người bệnh ung thư với nhóm thuốc opioid không được cải thiện. So với trước đây, quy định kê đơn các thuốc opioid hiện hành cho bệnh nhân ngoại trú đã có những thay đổi quan trọng như xoá bỏ quy định về liều tối đa, kéo dài thời gian tối đa được phép kê đơn đối với bệnh nhân ung thư và HIV/AIDS từ 7 ngày lên đến 30 ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng morphin tính theo đầu người tại Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển và nhu cầu  thực tế đối với việc điều trị đau. Sự sẵn có morphin đường uống tại các trạm y tế phường xã hay cơ sở y tế tuyến quận huyện trên địa bàn cả nước dường như còn rất hạn chế và gặp nhiều trở ngại. 
​Dự án BOAV được tiến hành với mong muốn tìm hiểu sâu hơn những rào cản liên quan đến việc tiếp cận opioid cho mục đích giảm đau ở bệnh nhân ung thư tại Việt Nam dưới góc nhìn của những bên liên quan khác nhau (nhân viên y tế, người làm chính sách/nhà quản lý, và từ chính người bệnh ung thư/người chăm sóc) thông qua việc sử dụng phương pháp phối hợp giữa nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (sử dụng bộ câu hỏi để khảo sát). Dự án bắt đầu tiến hành từ 10/2021, trong đó thành phần định tính được tiến hành trước nhằm mô tả và giải thích về bối cảnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu cho những dữ liệu thu thập được cũng như giúp bổ sung cho bộ câu hỏi định lượng được sử dụng để khảo sát trên cỡ mẫu lớn hơn.
Cảm nhận của đại diện dự án khi làm việc cùng REACH:
Lúc đầu khi mình trình bày đề cương dự án và nhận được email thông báo không nhận được microgrant từ REACH, mặc dù hơi buồn nhưng thật sự lúc đó mình rất thích việc REACH đã gửi cho mình phản hồi lý do thông qua những thông tin rất cụ thể như điểm yếu của thiết kế nghiên cứu trong đề cương mình xây dựng là gì, những thuật ngữ nghiên cứu khoa học mình dùng chưa chính xác… thông qua 1 email vừa thẳng thắn vừa mang tính khích lệ, và đó cũng là bài học đầu tiên của mình khi làm việc với REACH và mình không thấy phí công tí nào khi đã đăng kí tham gia. 
Tuy nhiên may mắn mỉm cười với mình khi cách sau đó không lâu, mình lại nhận được sự đồng ý hỗ trợ từ REACH sau những cân nhắc kỹ lưỡng từ các anh chị với một số điều kiện cần tụi mình đáp ứng để giúp nghiên cứu được tiến hành tốt hơn và khả thi hơn, mình thật sự rất vui. 
​Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bên cạnh khoản tài trợ kinh phí để tiến hành và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu, mình và Hoàng Anh là 2 nghiên cứu viên chính của dự án, cũng như những thành viên khác trong nhóm đã nhận được rất nhiều tư vấn từ anh Tùng. Ngoài những khía cạnh chuyên môn liên quan đến nghiên cứu khoa học, tụi mình cũng đã học được rất nhiều từ anh Tùng thông qua các khâu như việc xây dựng đề cương, hoàn thành hồ sơ xin y đức và tôn trọng những vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học, cách sử dụng quỹ nghiên cứu hợp lý, dự đoán những tình huống có thể xảy ra khi triển khai nghiên cứu và cách khắc phục. Nếu phải nói ngắn gọn cảm nhận về REACH, mình nghĩ sẽ là KHÍCH LỆ - CHUYÊN NGHIỆP - NHIỆT TÌNH - THẤU HIỂU. Tụi mình cám ơn anh Tùng và Reach lần nữa, hy vọng nhiều đồng nghiệp và các bạn trẻ, nhất là những bạn đam mê nghiên cứu khoa học sẽ có cơ hội được làm việc với Reach để cảm nhận hết những điều mà mình đã chia sẻ.”

thành viên dự án


DS. Nguyễn Thị Trang 
Picture
Điều phối viên dự án
Dược sĩ lâm sàng - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
DS. Đàm Hoàng Anh 
Picture
Dược sĩ lâm sàng - Bệnh viện Lão khoa Trung Ương - Hà Nội 
ThS DS. Trương Lê Thuỳ Nguyên 
Picture
Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng - Khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
SV Dược Nguyễn Thị Thuỳ Dương 
Picture
​SV Dược năm 5 - Đại học Y Dược TPHCM
SV Dược Trần Quế Phương 
Picture
SV Dược năm 5 - Đại học Y Dược TPHCM

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN CỦA DỰ ÁN

TS. Huỳnh Thuỵ Phương Hồng 
Picture
Giảng viên Bộ môn Điều dưỡng và Trung tâm Giáo dục Y học - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
ThS BS. Lê Đại Dương 
Picture
​Giảng viên Bộ Môn Chăm sóc giảm nhẹ - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • About us
    • Giảng viên
    • Hỗ trợ dự án
    • Cố vấn
  • Hoạt động
    • Hội thảo >
      • Hội thảo tại Huế 2019
      • Hội thảo tại TP. HCM 2019
      • Hội thảo tại Hà Nội 2019
    • Quỹ tài trợ nhỏ >
      • Các câu hỏi thường gặp về quỹ tài trợ nhỏ của REACH
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2022 - 2023
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2021 - 2022
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2019 - 2020
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2018 - 2019
      • Các dự án đã nhận tài trợ >
        • Các dự án nhận tài trợ 2018 - 2019 >
          • PMS&PMDD
          • EMHS >
            • EMHS workshop
          • Cervical Cancer Awareness
        • Các dự án nhận tài trợ 2019 - 2020 >
          • HUE FIRSTAID
          • R-ZOONOTIC
        • Các dự án nhận tài trợ 2021 - 2022 >
          • ISSL+
          • BOAV
  • Khóa học trực tuyến
  • Liên hệ
  • Tin tức