Các câu hỏi thường gặp về quỹ tài trợ nhỏ của REACH
Trong tài liệu này, quỹ tài trợ hay REACH được dùng để mô tả tổ chức Research Advancement Consortium in Health (REACH). Dự án, nhóm dự án, nghiên cứu, nhóm nghiên cứu được dùng để mô tả tổ chức xin tài trợ từ REACH.
1. Quỹ tài trợ của REACH có phải là chỉ ưu tiên tài trợ cho nghiên cứu không? / Dự án của nhóm em không phải là dự án nghiên cứu mà hướng đến can thiệp cộng đồng (nâng cao nhận thức của sinh viên) thì liệu có thể nhận được tài trợ của REACH không? / Dự án của nhóm mình là nghiên cứu về vi sinh lâm sàng, vậy hướng nghiên cứu của nhóm mình có được đăng ký tham gia xét duyệt không?
Quỹ tài trợ của REACH có xét duyệt tài trợ cho nghiên cứu (bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản như vi sinh, sinh lý, hóa sinh,...) và cả các dự án hướng đến can thiệp cộng đồng, miễn là các dự án này cho thấy ảnh hưởng của mình lên sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên với các dự án can thiệp cộng đồng, REACH sẽ yêu cầu các dự án có một kế hoạch theo dõi và đánh giá (monitoring and evaluation) chi tiết để chứng minh là dự án có hiệu quả trên cộng đồng. Ví dụ như trong phần đánh giá dự án thì bạn cần nêu ra phương pháp và các chỉ số mà các bạn sẽ sử dụng để đánh giá sự thành công của dự án một cách cụ thể. Chỉ nêu chung chung việc tổ chức sự kiện có bao nhiêu người tham gia, làm được bao nhiêu poster, phát được bao nhiêu tờ rơi, mà không đo lường được tác động của dự án lên đối tượng đích... thì sẽ là không đủ để chứng minh hiệu quả của dự án.
2. Các tiêu chí cụ thể mà REACH dùng để đánh giá dự án là gì ạ?
REACH sẽ dựa trên tiêu chí FINER để đánh giá dự án nghiên cứu và can thiệp cộng đồng
3. Nhân lực của dự án mình có bao gồm mentor/advisor và không phải người Việt Nam có được không ạ?
REACH khuyến khích các bạn tìm thêm mentor/advisor cho dự án của mình và liệt kê những người này trong danh sách nhân sự của dự án. REACH không có phân biệt gì nếu nhóm dự án có thành viên/mentor/advisor là người nước ngoài.
4. Nếu dự án của mình là về nghiên cứu cần xin IRB thì chi phí IRB có được REACH chi trả không ạ? Và REACH có thể đứng ra để là đơn vị chủ quản của nghiên cứu không ạ?
REACH có thể chi trả chi phí xin hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh (IRB) cho dự án. Tuy nhiên, REACH chỉ đóng vai trò là đơn vị tài trợ và không thể đứng ra làm đơn vị chủ quản của nghiên cứu. Đơn vị chủ quản sẽ là đơn vị đứng ra nộp hồ sơ cho dự án hoặc các bạn hoàn toàn có thể xin thông qua IRB dưới danh nghĩa nhóm nghiên cứu độc lập.
5. REACH có hướng đến một nhóm đối tượng cộng đồng cụ thể nào không ạ? Ví dụ là dự án của em sẽ hướng tới nhóm LGBT. Vậy thì REACH sẽ ưu tiên nhóm đối tượng chung hay vẫn cân nhắc công tâm cho các nhóm đối tượng thiểu số nữa?
Với cả đối tượng tham gia nộp hồ sơ và đối tượng thụ hưởng của dự án thì REACH không phân biệt dựa trên độ tuổi, dân tộc, vùng miền, giới tính, ngành nghề... Vì vậy, REACH sẽ cân nhắc một cách công tâm với tất cả các dự án. Hiện nay, REACH sẽ chỉ có một số ưu tiên nhất định với các dự án tiến hành tại các khu vực khó khăn và còn ít nguồn lực ở Việt Nam.
6. Độ tuổi trong quy định thành viên tham dự trong file ghi từ 18-25 tuổi, thì có thể một vài thành viên lớn ngoài độ tuổi này không ạ?
REACH sẽ ưu tiên các dự án có các cá nhân tham gia trong độ tuổi 18-25 tính tại thời điểm nộp hồ sơ chứ không dựa trên tiêu chí này để loại trừ các dự án có thành viên nhỏ/lớn tuổi hơn mốc này.
7. Em là người mới bắt đầu làm nghiên cứu và thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu. Anh/chị cho em hỏi là với background ít kinh nghiệm của em thì có ảnh hưởng đến yếu tố Feasible để đánh giá dự án không ạ?
REACH sẽ dựa trên tiềm năng của dự án để đánh giá và trong đó thì CV của điều phối viên là 1 yếu tố quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mình còn ít kinh nghiệm thì có thể cải thiện bằng cách mời thêm các thành viên/mentor/advisor có kinh nghiệm hơn tham gia vào dự án.
8. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu có thể được sử dụng phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo hay không? / Nhóm dự án có quyền publish report hoặc manuscript khác sử dụng dữ liệu từ dự án được REACH fund cho các journal articles không ạ?
Nhóm dự án có toàn quyền sử dụng sản phẩm của dự án cho các nghiên cứu tương lai và đăng tải nghiên cứu trên các tạp chí trong thời gian hợp tác. Tuy nhiên, REACH có một số yêu cầu nhất định với các sản phẩm của dự án khi ký thỏa thuận hợp tác. Cụ thể, với các sản phẩm như bộ số liệu nghiên cứu thì sau khoảng 3 năm sau khi kết thúc dự án sẽ phải đăng tải để trở thành tài sản công cộng cho tất cả mọi người có thể sử dụng (không chỉ có nhóm dự án sử dụng riêng).
9. Tại sao REACH lại yêu cầu các sản phẩm của dự án (như sản phẩm truyền thông, bộ số liệu nghiên cứu) phải đăng tải để trở thành tài sản công cộng?
Với vai trò là nhà tài trợ thì REACH muốn các sản phẩm của dự án sẽ đóng góp cho sự phát triển lâu dài và bền vững của cộng đồng. Vì vậy, các sản phẩm này cần được lưu trữ và chia sẻ công khai để các dự án khác của các nhóm khác có thể tham khảo và tái sử dụng, từ đó tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
Đặc biệt với các sản phẩm nghiên cứu như bộ số liệu nghiên cứu, việc đăng tải công khai các bộ số liệu nghiên cứu là xu hướng chung của các tổ chức tài trợ lớn như WHO (World Health Organization), World Bank, NIH (National Institutes of Health),... nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng đến số liệu nghiên cứu. REACH sẽ cho các nhóm nghiên cứu khoảng thời gian 3 năm sau khi kết thúc dự án để khai thác độc quyền các bộ số liệu này. Sau đó thì bộ số liệu sẽ trở thành dữ liệu công cộng để cho tất cả các nhóm nghiên cứu khác hay bất kỳ ai quan tâm đều có thể sử dụng trong việc phân tích cũng như giảng dạy.
10. Bên mình đang làm đề tài nghiên cứu về chủ đề chất lượng cuộc sống của... và hiện tại đã thu thập số liệu xong. Dự án của mình có thể đăng kí quỹ hỗ trợ nhỏ của dự án REACH được không?
Bạn vẫn nên nộp đề cương và mô tả phương pháp lấy số liệu thực tế mà nhóm đã tiến hành nhé. Mục tiêu của REACH là góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu trong tất cả các khâu CẢ TRƯỚC VÀ SAU khi thu thập số liệu. Trường hợp các bạn đã thu thập số liệu xong, dự án VẪN CÓ THỂ ĐƯỢC LỰA CHỌN để nhận tài trợ cho các chi trả hợp lệ trong giai đoạn tiếp theo, cộng với tư vấn chuyên môn của REACH.
11. Nếu dự án của mình đang được gửi để tham gia một cuộc thi hoặc dự án đã có sẵn nguồn tài trợ từ một bên khác thì có được gửi xét duyệt QUỸ HỖ TRỢ NHỎ của REACH không?
Những điều trên đều KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến việc xét duyệt dự án của bạn. Tuy nhiên chúng mình sẽ cần các bạn công bố các khoản tài trợ (từ nguồn nào, tài trợ dưới dạng gì...) cũng như các chi phí đối ứng khác một cách rõ ràng trong đề cương cũng như dự trù kinh phí của dự án.
12. Với dự án của nhóm đang được triển khai thì có cần bổ sung những hoạt động/mục tiêu đã hoàn thành không?
Các dự án đang được triển khai cần mô tả các hợp tác đã có, người hướng dẫn, các hoạt động đã, đang, sắp triển khai để REACH hiểu bối cảnh của dự án.
13. Dự án đã gần kết thúc nhưng có kế hoạch triển khai thêm hoạt động thành đề cương mới thì có được đăng ký quỹ hỗ trợ không?
Các dự án đã gần kết thúc và triển khai hoạt động mới thì coi như là một giai đoạn (phase) mới, thì có thể đăng ký như một dự án mới. Các phần đề cương và dự trù kinh phí vẫn phải điền đầy đủ theo form như một đơn đăng ký hoàn chỉnh. Trong phần tổng quan (background) nên nói về các hoạt động dự án cũ để REACH hiểu rõ hơn về dự án.
14. Với khoản chi phí dự kiến đối ứng, khoản này nếu dự án được tài trợ từ một tổ chức khác thì dự án còn hợp lệ cho REACH không?
REACH có thể xem xét tài trợ đối ứng từ các tổ chức khác, tuy nhiên các bạn cần nêu rõ nguồn tài trợ đối ứng đến từ tổ chức nào cụ thể. Ví dụ như REACH sẽ không thể cùng tài trợ cùng các tổ chức không được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các tổ chức có đóng góp gây hại cho sức khỏe cộng đồng (như các công ty thuốc lá…),...
15. Đối với phần tổng quan, độ dài lý tưởng mà REACH yêu cầu là gì? (v.d., 1-2 trang hoặc không giới hạn)
REACH không có yêu cầu cụ thể về độ dài cho phần tổng quan, quan trọng các bạn phải nêu được tổng quan vấn đề mà các bạn định nghiên cứu/can thiệp và tại sao đây lại là vấn đề cần quan tâm.
16. Trong dự án của mình hiện chỉ có hai thành viên. Việc có ít thành viên như vậy có bị coi là điểm trừ hay không?
REACH sẽ phải xem xét cụ thể trên dự án của bạn để đánh giá toàn diện vấn đề này, ví dụ như dự án này có quá lớn so với 2 người không, CV của điều phối viên dự án,... Từ đó REACH mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
17. Các cá nhân đã tham gia Quỹ tài trợ nhỏ các năm trước có thể nộp đề cương cho năm nay được không ạ?
Các bạn vẫn có thể tham gia nộp đề cương cho quỹ tài trợ. Hiện tại REACH không loại trừ bất kỳ hồ sơ nào do ứng viên từng nhận tài trợ trước đây của REACH.
18. Nhóm dự án có phải đưa tên cố vấn chuyên môn của REACH vào trong bản thảo bài báo khoa học khi nộp cho các tạp chí không?
Để có tên với tư cách là đồng tác giả (co-author) trong bài báo khoa học, một cá nhân cần có đóng góp đủ vào quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích, và viết bài báo theo quy định của các tạp chí khoa học. Trong thời gian hợp tác, nhóm dự án có toàn quyền sở hữu, phân tích, viết bài báo khoa học dựa trên số liệu dự án đã thu thập được một cách độc lập, không cần phải thêm tên cố vấn chuyên môn của REACH vào danh sách tác giả nếu họ không đóng góp đủ theo tiêu chuẩn của tạp chí. Thông thường tiêu chuẩn để trở thành tác giả của các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín sẽ được xác định theo hướng dẫn của International Committee of Medical Journal Editors (ICMJE), trừ khi tạp chí có các quy định riêng. Vui lòng tham khảo hướng dẫn của ICMJE tại ĐÂY.
Chỉ khi nhóm dự án muốn hợp tác viết bài báo với cố vấn chuyên môn của REACH và các cố vấn chuyên môn này tham gia đóng góp đủ để trở thành đồng tác giả thì cố vấn mới là đồng tác giả của bài báo đó.
Với tư cách là nhà tài trợ cho dự án, REACH cần được công nhận và đề cập trong phần Acknowledgement và Funding acquisition của bài báo.
Quỹ tài trợ của REACH có xét duyệt tài trợ cho nghiên cứu (bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản như vi sinh, sinh lý, hóa sinh,...) và cả các dự án hướng đến can thiệp cộng đồng, miễn là các dự án này cho thấy ảnh hưởng của mình lên sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên với các dự án can thiệp cộng đồng, REACH sẽ yêu cầu các dự án có một kế hoạch theo dõi và đánh giá (monitoring and evaluation) chi tiết để chứng minh là dự án có hiệu quả trên cộng đồng. Ví dụ như trong phần đánh giá dự án thì bạn cần nêu ra phương pháp và các chỉ số mà các bạn sẽ sử dụng để đánh giá sự thành công của dự án một cách cụ thể. Chỉ nêu chung chung việc tổ chức sự kiện có bao nhiêu người tham gia, làm được bao nhiêu poster, phát được bao nhiêu tờ rơi, mà không đo lường được tác động của dự án lên đối tượng đích... thì sẽ là không đủ để chứng minh hiệu quả của dự án.
2. Các tiêu chí cụ thể mà REACH dùng để đánh giá dự án là gì ạ?
REACH sẽ dựa trên tiêu chí FINER để đánh giá dự án nghiên cứu và can thiệp cộng đồng
- F - Feasible - Tính khả thi của dự án (số lượng đối tượng, nguồn lực, khả năng của nhóm dự án)
- I - Interesting - Tính thú vị của dự án (với cộng đồng, xã hội, khoa học, chính sách...)
- N - Novel - Tính mới của dự án (cách tiếp cận, phương pháp, câu hỏi mới...)
- E - Ethical - Tính đạo đức của dự án (phù hợp với pháp luật và văn hóa của Việt Nam...)
- R - Relevant - Sự liên quan của dự án (với cộng đồng, xã hội, khoa học, chính sách…)
3. Nhân lực của dự án mình có bao gồm mentor/advisor và không phải người Việt Nam có được không ạ?
REACH khuyến khích các bạn tìm thêm mentor/advisor cho dự án của mình và liệt kê những người này trong danh sách nhân sự của dự án. REACH không có phân biệt gì nếu nhóm dự án có thành viên/mentor/advisor là người nước ngoài.
4. Nếu dự án của mình là về nghiên cứu cần xin IRB thì chi phí IRB có được REACH chi trả không ạ? Và REACH có thể đứng ra để là đơn vị chủ quản của nghiên cứu không ạ?
REACH có thể chi trả chi phí xin hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh (IRB) cho dự án. Tuy nhiên, REACH chỉ đóng vai trò là đơn vị tài trợ và không thể đứng ra làm đơn vị chủ quản của nghiên cứu. Đơn vị chủ quản sẽ là đơn vị đứng ra nộp hồ sơ cho dự án hoặc các bạn hoàn toàn có thể xin thông qua IRB dưới danh nghĩa nhóm nghiên cứu độc lập.
5. REACH có hướng đến một nhóm đối tượng cộng đồng cụ thể nào không ạ? Ví dụ là dự án của em sẽ hướng tới nhóm LGBT. Vậy thì REACH sẽ ưu tiên nhóm đối tượng chung hay vẫn cân nhắc công tâm cho các nhóm đối tượng thiểu số nữa?
Với cả đối tượng tham gia nộp hồ sơ và đối tượng thụ hưởng của dự án thì REACH không phân biệt dựa trên độ tuổi, dân tộc, vùng miền, giới tính, ngành nghề... Vì vậy, REACH sẽ cân nhắc một cách công tâm với tất cả các dự án. Hiện nay, REACH sẽ chỉ có một số ưu tiên nhất định với các dự án tiến hành tại các khu vực khó khăn và còn ít nguồn lực ở Việt Nam.
6. Độ tuổi trong quy định thành viên tham dự trong file ghi từ 18-25 tuổi, thì có thể một vài thành viên lớn ngoài độ tuổi này không ạ?
REACH sẽ ưu tiên các dự án có các cá nhân tham gia trong độ tuổi 18-25 tính tại thời điểm nộp hồ sơ chứ không dựa trên tiêu chí này để loại trừ các dự án có thành viên nhỏ/lớn tuổi hơn mốc này.
7. Em là người mới bắt đầu làm nghiên cứu và thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu. Anh/chị cho em hỏi là với background ít kinh nghiệm của em thì có ảnh hưởng đến yếu tố Feasible để đánh giá dự án không ạ?
REACH sẽ dựa trên tiềm năng của dự án để đánh giá và trong đó thì CV của điều phối viên là 1 yếu tố quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mình còn ít kinh nghiệm thì có thể cải thiện bằng cách mời thêm các thành viên/mentor/advisor có kinh nghiệm hơn tham gia vào dự án.
8. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu có thể được sử dụng phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo hay không? / Nhóm dự án có quyền publish report hoặc manuscript khác sử dụng dữ liệu từ dự án được REACH fund cho các journal articles không ạ?
Nhóm dự án có toàn quyền sử dụng sản phẩm của dự án cho các nghiên cứu tương lai và đăng tải nghiên cứu trên các tạp chí trong thời gian hợp tác. Tuy nhiên, REACH có một số yêu cầu nhất định với các sản phẩm của dự án khi ký thỏa thuận hợp tác. Cụ thể, với các sản phẩm như bộ số liệu nghiên cứu thì sau khoảng 3 năm sau khi kết thúc dự án sẽ phải đăng tải để trở thành tài sản công cộng cho tất cả mọi người có thể sử dụng (không chỉ có nhóm dự án sử dụng riêng).
9. Tại sao REACH lại yêu cầu các sản phẩm của dự án (như sản phẩm truyền thông, bộ số liệu nghiên cứu) phải đăng tải để trở thành tài sản công cộng?
Với vai trò là nhà tài trợ thì REACH muốn các sản phẩm của dự án sẽ đóng góp cho sự phát triển lâu dài và bền vững của cộng đồng. Vì vậy, các sản phẩm này cần được lưu trữ và chia sẻ công khai để các dự án khác của các nhóm khác có thể tham khảo và tái sử dụng, từ đó tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
Đặc biệt với các sản phẩm nghiên cứu như bộ số liệu nghiên cứu, việc đăng tải công khai các bộ số liệu nghiên cứu là xu hướng chung của các tổ chức tài trợ lớn như WHO (World Health Organization), World Bank, NIH (National Institutes of Health),... nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng đến số liệu nghiên cứu. REACH sẽ cho các nhóm nghiên cứu khoảng thời gian 3 năm sau khi kết thúc dự án để khai thác độc quyền các bộ số liệu này. Sau đó thì bộ số liệu sẽ trở thành dữ liệu công cộng để cho tất cả các nhóm nghiên cứu khác hay bất kỳ ai quan tâm đều có thể sử dụng trong việc phân tích cũng như giảng dạy.
10. Bên mình đang làm đề tài nghiên cứu về chủ đề chất lượng cuộc sống của... và hiện tại đã thu thập số liệu xong. Dự án của mình có thể đăng kí quỹ hỗ trợ nhỏ của dự án REACH được không?
Bạn vẫn nên nộp đề cương và mô tả phương pháp lấy số liệu thực tế mà nhóm đã tiến hành nhé. Mục tiêu của REACH là góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu trong tất cả các khâu CẢ TRƯỚC VÀ SAU khi thu thập số liệu. Trường hợp các bạn đã thu thập số liệu xong, dự án VẪN CÓ THỂ ĐƯỢC LỰA CHỌN để nhận tài trợ cho các chi trả hợp lệ trong giai đoạn tiếp theo, cộng với tư vấn chuyên môn của REACH.
11. Nếu dự án của mình đang được gửi để tham gia một cuộc thi hoặc dự án đã có sẵn nguồn tài trợ từ một bên khác thì có được gửi xét duyệt QUỸ HỖ TRỢ NHỎ của REACH không?
Những điều trên đều KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến việc xét duyệt dự án của bạn. Tuy nhiên chúng mình sẽ cần các bạn công bố các khoản tài trợ (từ nguồn nào, tài trợ dưới dạng gì...) cũng như các chi phí đối ứng khác một cách rõ ràng trong đề cương cũng như dự trù kinh phí của dự án.
12. Với dự án của nhóm đang được triển khai thì có cần bổ sung những hoạt động/mục tiêu đã hoàn thành không?
Các dự án đang được triển khai cần mô tả các hợp tác đã có, người hướng dẫn, các hoạt động đã, đang, sắp triển khai để REACH hiểu bối cảnh của dự án.
13. Dự án đã gần kết thúc nhưng có kế hoạch triển khai thêm hoạt động thành đề cương mới thì có được đăng ký quỹ hỗ trợ không?
Các dự án đã gần kết thúc và triển khai hoạt động mới thì coi như là một giai đoạn (phase) mới, thì có thể đăng ký như một dự án mới. Các phần đề cương và dự trù kinh phí vẫn phải điền đầy đủ theo form như một đơn đăng ký hoàn chỉnh. Trong phần tổng quan (background) nên nói về các hoạt động dự án cũ để REACH hiểu rõ hơn về dự án.
14. Với khoản chi phí dự kiến đối ứng, khoản này nếu dự án được tài trợ từ một tổ chức khác thì dự án còn hợp lệ cho REACH không?
REACH có thể xem xét tài trợ đối ứng từ các tổ chức khác, tuy nhiên các bạn cần nêu rõ nguồn tài trợ đối ứng đến từ tổ chức nào cụ thể. Ví dụ như REACH sẽ không thể cùng tài trợ cùng các tổ chức không được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các tổ chức có đóng góp gây hại cho sức khỏe cộng đồng (như các công ty thuốc lá…),...
15. Đối với phần tổng quan, độ dài lý tưởng mà REACH yêu cầu là gì? (v.d., 1-2 trang hoặc không giới hạn)
REACH không có yêu cầu cụ thể về độ dài cho phần tổng quan, quan trọng các bạn phải nêu được tổng quan vấn đề mà các bạn định nghiên cứu/can thiệp và tại sao đây lại là vấn đề cần quan tâm.
16. Trong dự án của mình hiện chỉ có hai thành viên. Việc có ít thành viên như vậy có bị coi là điểm trừ hay không?
REACH sẽ phải xem xét cụ thể trên dự án của bạn để đánh giá toàn diện vấn đề này, ví dụ như dự án này có quá lớn so với 2 người không, CV của điều phối viên dự án,... Từ đó REACH mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
17. Các cá nhân đã tham gia Quỹ tài trợ nhỏ các năm trước có thể nộp đề cương cho năm nay được không ạ?
Các bạn vẫn có thể tham gia nộp đề cương cho quỹ tài trợ. Hiện tại REACH không loại trừ bất kỳ hồ sơ nào do ứng viên từng nhận tài trợ trước đây của REACH.
18. Nhóm dự án có phải đưa tên cố vấn chuyên môn của REACH vào trong bản thảo bài báo khoa học khi nộp cho các tạp chí không?
Để có tên với tư cách là đồng tác giả (co-author) trong bài báo khoa học, một cá nhân cần có đóng góp đủ vào quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích, và viết bài báo theo quy định của các tạp chí khoa học. Trong thời gian hợp tác, nhóm dự án có toàn quyền sở hữu, phân tích, viết bài báo khoa học dựa trên số liệu dự án đã thu thập được một cách độc lập, không cần phải thêm tên cố vấn chuyên môn của REACH vào danh sách tác giả nếu họ không đóng góp đủ theo tiêu chuẩn của tạp chí. Thông thường tiêu chuẩn để trở thành tác giả của các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín sẽ được xác định theo hướng dẫn của International Committee of Medical Journal Editors (ICMJE), trừ khi tạp chí có các quy định riêng. Vui lòng tham khảo hướng dẫn của ICMJE tại ĐÂY.
Chỉ khi nhóm dự án muốn hợp tác viết bài báo với cố vấn chuyên môn của REACH và các cố vấn chuyên môn này tham gia đóng góp đủ để trở thành đồng tác giả thì cố vấn mới là đồng tác giả của bài báo đó.
Với tư cách là nhà tài trợ cho dự án, REACH cần được công nhận và đề cập trong phần Acknowledgement và Funding acquisition của bài báo.