REACH
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • About us
    • Giảng viên
    • Hỗ trợ dự án
    • Cố vấn
  • Hoạt động
    • Hội thảo >
      • Hội thảo tại Huế 2019
      • Hội thảo tại TP. HCM 2019
      • Hội thảo tại Hà Nội 2019
    • Quỹ tài trợ nhỏ >
      • Các câu hỏi thường gặp về quỹ tài trợ nhỏ của REACH
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2024 - 2025
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2023 - 2024
      • Các dự án đã nhận tài trợ >
        • Các dự án nhận tài trợ 2018 - 2019 >
          • PMS&PMDD
          • EMHS >
            • EMHS workshop
          • Cervical Cancer Awareness
        • Các dự án nhận tài trợ 2019 - 2020 >
          • HUE FIRSTAID
          • R-ZOONOTIC
        • Các dự án nhận tài trợ 2021 - 2022 >
          • ISSL+
          • BOAV
        • Các dự án nhận tài trợ 2022- 2023 >
          • SPEFT
          • PM25&RS HCMC
        • Các dự án nhận tài trợ 2023- 2024 >
          • SQMS
          • EDMS
  • Khóa học trực tuyến
  • Tài liệu
    • Công cụ cho nhà nghiên cứu >
      • Dữ liệu
  • Liên hệ
  • Tin tức

Các công cụ hữu ích cho nhà nghiên cứu

Trong tài liệu này, REACH muốn giới thiệu tới các bạn series các công cụ hữu ích cho nhà nghiên cứu:
A. Ý TƯỞNG/THIẾT KẾ (IDEA/DESIGN)
​1. Khóa học "Đạo đức nghiên cứu trong y học" 
​
Với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Bảo Long, Quản lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật, REACH tin rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về đạo đức nghiên cứu trong y học khi tham gia khóa học MIỄN PHÍ này.
Link đăng ký khóa học: tại đây
Picture
2. Khóa học "Thiết kế nghiên cứu cơ bản" 
​
Khóa học được thiết kế bởi ThS. BS. Phạm Thanh Tùng - Giảng viên Bộ môn Sinh lý học tại Đại học Y Hà Nội và Nghiên cứu sinh ngành Dịch tễ học ung thư tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan, Đại học Harvard giới thiệu các phương pháp thiết kế nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu lâm sàng và y tế công cộng.​
Link đăng ký khóa học: tại đây
Picture
​3. Tổng quan hệ thống và phân tích meta 
Khóa học "Introduction to Systematic Review and Meta-Analysis" trên Coursera được giảng dạy bởi các giáo sư từ Đại học Johns Hopkins (rank #1 về Public Health tại Hoa Kỳ), cung cấp kiến thức toàn diện cơ bản về cách thực hiện tổng quan hệ thống và phân tích meta trong nghiên cứu y học.
Nội dung khóa học:
  • Giới thiệu về khái niệm tổng quan hệ thống và phân tích meta
  • Xây dựng câu hỏi nghiên cứu: Sử dụng khung PICO (Participants, Interventions, Comparisons, Outcomes) để phát triển câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
  • Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Phương pháp tìm kiếm tài liệu, lựa chọn và trích xuất dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng.
  • Đánh giá nguy cơ sai lệch: Phân tích và đánh giá độ tin cậy của các nghiên cứu.
  • Thực hiện phân tích tổng hợp: Phương pháp thống kê để tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu.
  • Link đăng ký khóa học tại đây.
Picture
4. Phương pháp nghiên cứu định tính
Khóa học Khóa học "Qualitative Research Methods" của đại học Amsterdam trên Coursera có mục tiêu: 
  • Hiểu vai trò của nghiên cứu định tính trong việc phân tích và giải thích các hiện tượng xã hội.
  • Thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu như phỏng vấn sâu, quan sát tham gia, và phân tích nội dung.
  • Hiểu kỹ năng phân tích dữ liệu định tính, tìm ra những ý nghĩa sâu sắc từ dữ liệu thô.
  • Biết cách trình bày và diễn giải kết quả nghiên cứu định tính một cách rõ ràng, thuyết phục.
Thông tin chi tiết về khóa học tại đây. 
Picture
5. Public Databases
Trước tiên là nguồn dữ liệu hữu ích tại Hoa Kỳ, ví dụ như: 
  • Data.gov - Kho dữ liệu mở của Chính phủ Hoa Kỳ. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy dữ liệu, công cụ và tài nguyên để tiến hành nghiên cứu, phát triển ứng dụng trên web và thiết bị di động, công cụ giúp trực quan hóa dữ liệu, v.v.
  • HealthData.gov
  • Bộ dữ liệu của CDC - Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh: NHANES, NHIS, NIS, SEER và BRFSS
  • Healthy People 2030
Tiếp theo là dữ liệu toàn cầu (bao gồm cả Hoa Kỳ), ví dụ:
  • Global Health Data Exchange (GHDx)
  • WHO's Global Health Observatory
  • UNdata của United Nations, ví dụ MICS - một nguồn dữ liệu khảo sát hộ gia đình lớn nhất và đáng tin cậy về trẻ em và phụ nữ.
  • Cổng thông tin chính thức cho dữ liệu châu Âu
Ngoài ra còn có các nguồn dữ liệu khác:
  • Harvard Dataverse
  • World Bank Open Data
  • Các danh sách các kho dữ liệu được khuyến nghị từ các tổ chức và nhóm nghiên cứu khác như UK Data Service, DHS Program từ USAID, và các tổ chức như PLOS ONE và McMaster University.
Mời bạn xem danh sách và mô tả chi tiết hơn tại đây. 
B. TÌM VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO (CITATION)
6. Phần mềm Zotero:
Một phần mềm quản lý và trích dẫn tài liệu tham khảo với rất nhiều tính năng hữu dụng như:
Tích hợp với trình duyệt web: Lấy trích dẫn tài liệu (bài báo khoa học, link url…) từ các trang web chỉ bằng một cú click chuột thay vì phải nhập thông tin tìm kiếm trên phần mềm 
Đồng bộ dữ liệu trên cloud: Quản lý tài liệu thông qua phần mềm Zotero cài trên máy tính cá nhân hoặc đồng bộ (sync) lên server của Zotero giúp bạn tổ chức, quản lý và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả trên nhiều thiết bị.
Miễn phí 300 Mb lưu trữ đầu tiên, cung cấp các style trích dẫn cụ thể theo yêu cầu của từng tạp chí khoa học (APA, Harvard, Vancouver…). Nếu bạn muốn có style tham khảo của riêng bạn thì có thể tự code và gửi cho Zotero duyệt (xem thêm tại Zotero | Get Involved)
Làm việc nhóm: Liên kết với các trình soạn thảo văn bản trên cloud như Google Docs, giúp bạn có thể viết, trích dẫn, và sửa cùng đồng nghiệp một cách dễ dàng trên cùng 1 văn bản.
Link phần mềm tham khảo tại đây. 
Picture
7. Kho tài liệu Sci-Hub và LibGen
Sci-Hub và Library Genesis (LibGen) là kho lưu trữ tài liệu khoa học miễn phí, trong đó Sci-Hub tập trung vào các bài báo khoa học và LibGen tập trung vào sách điện tử. Các trang web này được thành lập nhằm mục đích phá vỡ rào cản bản quyền cũng như phản đối việc chi phí truy cập tài liệu khoa học ngày càng cao, gây gánh nặng cho các nhà nghiên cứu và các tổ chức giáo dục. Ngay từ khi ra đời, sự xuất hiện của Sci-Hub và LibGen cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề bản quyền và truy cập tài liệu
​khoa học.

​Những tiện dụng khi sử dụng Sci-Hub và LibGen:
  • Tiếp cận kiến thức: Sci-Hub và LibGen giúp các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển, nơi không có khả năng chi trả cho các khoản phí truy cập cao của các nhà xuất bản, có thể tiếp cận kiến thức khoa học.
  • Khoa học mở: Sci-Hub thúc đẩy khoa học mở, một phong trào hướng đến việc chia sẻ tự do kiến thức khoa học để thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới.
Tuy nhiên phần mềm Sci-Hub và LibGen cũng mang đến khá nhiều tranh cãi:
  • Vi phạm bản quyền: Các trang web này đều vi phạm luật bản quyền, gây thiệt hại cho các nhà xuất bản và tác giả.
  • Tính hợp pháp: Việc sử dụng Sci-Hub và LibGen là bất hợp pháp và có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý.
  • Chất lượng tài liệu: Một số tài liệu trên có thể không được kiểm duyệt hoặc có chất lượng thấp.
Như vậy, có thể thấy, Sci-Hub và LibGen là các công cụ hữu ích cho không ít người làm nghiên cứu, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi về vấn đề bản quyền. 
Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.


Picture
C. THU THẬP DỮ LIỆU (DATA COLLECTION)
8. Phần mềm Kobotoolbox:
Với Kobotoolbox, bạn có thể tạo ra các biểu mẫu/bộ câu hỏi phong phú và đa dạng với nhiều loại câu hỏi khác nhau chỉ bằng động tác kéo thả. Công cụ này cũng hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như gán tên biến cho câu hỏi, kiểm tra (“validation”), bước nhảy (“skip logic”), tạo bộ câu hỏi từ file excel (XLSForm). Một điểm mạnh của Kobotoolbox là khả năng triển khai linh hoạt trên nhiều nền tảng, bao gồm cả trên web và trên các thiết bị di động. Tính năng này cho phép bạn thu thập dữ liệu từ bất cứ đâu, ngày khi không có kết nối internet vì dữ liệu sẽ được tự động đồng bộ khi có kết nối mạng trở lại. Thêm vào đó, Kobotoolbox cung cấp các tính năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng xem xét và phân tích kết quả thu thập được từ các biểu mẫu một cách nhanh chóng trước khi xử lý số liệu chi tiết bằng phần mềm thống kê. 
Từ 1/7/2023, việc thu thập/xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam cần có sự thông qua của Bộ Công an theo quy định của nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Link phần mềm tham khảo tại đây. 
Picture
9. Phần mềm Power and Sample Size Calculation: 
Power and Sample Size Calculation (PS) là một công cụ tính cỡ mẫu cho nhiều loại thiết kế nghiên cứu và độ mạnh thống kê được thiết kế bởi Đại học Vanderbilt. 
Công cụ này có 2 phiên bản: 
(1) phần mềm cài đặt trên máy tính với đầy đủ công thức cho các loại thiết kế nghiên cứu khác nhau 
(2) phiên bản dùng trực tiếp trên web, ít công thức hơn, nhưng có thể tương tác linh hoạt với các chỉ số đầu vào bằng cách kéo thả, tự động hiển thị biểu đồ biến thiên giá trị rất trực quan cho người dùng.         
Link phần mềm tham khảo tại đây.
Picture
D. NHẬP LIỆU 
E. XỬ LÝ SỐ LIỆU (DATA ANALYSIS)
10. Reach Education Channel
Reach Education Channel là kênh Youtube chính thức của REACH. Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thanh Tùng có cung cấp series bài giảng về giới thiệu cách sử dụng phần mềm Stata để xử lý số liệu.
Phần 1: Làm quen với giao diện phần mềm Stata 15
Phần 2: Một số lệnh cơ bản trên phần mềm Stata 15: đọc dữ liệu
Phần 3: Một số lệnh cơ bản trên phần mềm Stata 15: kiểm tra số liệu 
Phần 4: Một số lệnh cơ bản trên phần mềm Stata 15: làm sạch số liệu
Hiện nay đã có những phiên bản mới update tới Stata 18 nhưng các câu lệnh sẵn có từ trước và giao diện của Stata thì không có thay đổi gì đáng kể, do vậy các video trên vẫn có thể giúp bạn có kỹ năng sử dụng Stata cơ bản.
Bạn có thể tham khảo và nhấn đăng ký trên Youtube của REACH tại đây và theo dõi series video về hướng dẫn sử dụng Stata tại đây.
Picture
11. Thống kê cơ bản
Khóa học Biostatistics in Public Health Specialization trên Coursera của Đại học Johns Hopkins (rank #1 ở Hoa Kỳ về ngành Public Health). Bộ 4 khóa học dành cho người mới bắt đầu học thống kê, giúp bạn có kiến thức nền tảng về:
  • Cách tính các số liệu thống kê phổ biến
  • Giải thích, trình bày và mô tả trực quan dữ liệu thống kê
  • Đánh giá và giải thích kết quả của các phương pháp hồi quy khác nhau
  • Chọn phương pháp thống kê thích hợp nhất để trả lời câu hỏi nghiên cứu của bạn
Picture


F. VIẾT BÀI BÁO (WRITING)
12. Khoá học Writing in Science 1
Đó là khóa học “Writing in the Sciences” trên Coursera của Phó giáo sư, Tiến sĩ Kristin Sainani đến từ đại học Stanford. Khóa học bao gồm 8 module (trung bình 1 module/tuần) về: các nguyên tắc để viết hiệu quả, cách viết từng câu và từng đoạn văn, cách tổ chức sắp xếp quy trình viết, cấu trúc một bài báo khoa học, cách viết bình duyệt/ bình luận/ quan điểm, các vấn đề thường gặp trong văn phong khoa học (ví dụ: đạo văn, đứng tên tác giả, viết hộ, lặp lại nghiên cứu), cách trả lời cho cộng đồng không làm trong chuyên ngành. Khoá học được đánh giá rất cao với 4,9/5  từ hơn 8300 đánh giá từ các học viên. Con số ấy chính là minh chứng sắc nét về lợi ích của khoá học đối với mọi người. Các thành viên của REACH đều đã học và lấy chứng chỉ. 
Link khóa học tham khảo tại đây.
Nhiều thành viên của REACH đã học và lấy chứng chỉ của khóa này. Hiện tại, tài liệu của khóa học được cung cấp hoàn toàn miễn phí trên nền tảng Coursera. Nếu bạn muốn lấy chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học, bạn cần hoàn thành tất cả các bài tập và trả $79. Coursera cũng cho phép bạn xin waive khoản phí lấy chứng chỉ này theo hướng dẫn tại đây.
Picture
13. Writing in Science 2
Một số phần mềm hữu ích giúp việc viết email, bài luận hay báo cáo khoa học bằng Tiếng Anh của các bạn nhanh chóng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong mà bạn cần hơn. Đầu tiên, không thể không kể đến Grammarly check giúp hỗ trợ check chính tả, sửa câu văn đúng ngữ pháp, gợi ý cách dùng từ với các phong thái khác nhau. Điểm ưu việt của Grammarly là bạn có thể tích hợp phần mềm này với Google để thuận tiện hơn khi soạn email, bài luận hay bất kì văn bản nào. Tiếp đến là phần mềm Quiltbot có khả năng paraphrase cả đoạn văn gốc, giúp bạn tránh đạo văn mà vẫn giữ nội dung chính mà bạn muốn diễn đạt. Bên cạnh đó, ChatGPT không còn quá xa lạ với các bạn cần tìm kiếm và tổng hợp thông tin trên mạng internet. Chỉ cần đặt đề bài hợp lý, chưa đầy 1 phút, ChatGPT sẽ hoàn thành xong yêu cầu của bạn. 
Cuối cùng, với các bạn cần viết bài báo khoa học trong khối ngành sức khỏe, trang web EQUATOR có lẽ không còn quá xa lạ. EQUATOR cung cấp các guideline và checklist những phần cần viết cho một bài báo khoa học tùy theo từng loại thiết kế nghiên cứu. Hiện nay rất nhiều tạp chí khoa học yêu cầu tác giả phải tự kiểm tra xem bản thảo bài báo đã đầy đủ nội dung như theo checklist của EQUATOR hay chưa, sau đó nộp kèm checklist tự điền đó cùng bản thảo bài báo cho tạp chí.
Picture
G. XUẤT BẢN (PUBLICATION)
14. Công cụ Journal Finder
Journal Finder là công cụ hỗ trợ giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm tạp chí phù hợp để xuất bản bài báo khoa học. Việc lựa chọn đúng tạp chí không chỉ giúp tăng khả năng được chấp nhận mà còn tiết kiệm thời gian và tránh gửi nhầm tạp chí không phù hợp. Công cụ này hoạt động bằng cách phân tích tiêu đề, từ khóa hoặc tóm tắt bài nghiên cứu, sau đó đề xuất danh sách các tạp chí phù hợp từ các nhà xuất bản uy tín.
Sử dụng Journal Finder mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giảm tỷ lệ từ chối, giúp so sánh hệ số tác động (Impact Factor), thời gian phản biện, chính sách xuất bản và phí xuất bản của các tạp chí trước khi quyết định gửi bài. Ngoài ra, công cụ này cũng giúp tránh rủi ro gửi bài vào các tạp chí săn mồi bằng cách chỉ sử dụng dữ liệu từ các nhà xuất bản lớn.
CÁCH SỬ DỤNG JOURNAL FINDER
  • Nhập tiêu đề, tóm tắt hoặc từ khóa của bài viết
  • Chọn chuyên ngành mong muốn
  • Xem danh sách các tạp chí được đề xuất
  • So sánh về hệ số tác động (impact factor), thời gian phản biện, chính sách xuất bản, phí xuất bản
Hiện nay, một số Journal Finder phổ biến và đáng tin cậy bao gồm Elsevier, Springer, Wiley, Taylor & Francis, SAGE và PLOS. Các công cụ này giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng tìm thấy tạp chí phù hợp, tối ưu hóa quá trình xuất bản và nâng cao cơ hội thành công.
Picture
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • About us
    • Giảng viên
    • Hỗ trợ dự án
    • Cố vấn
  • Hoạt động
    • Hội thảo >
      • Hội thảo tại Huế 2019
      • Hội thảo tại TP. HCM 2019
      • Hội thảo tại Hà Nội 2019
    • Quỹ tài trợ nhỏ >
      • Các câu hỏi thường gặp về quỹ tài trợ nhỏ của REACH
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2024 - 2025
      • Quỹ tài trợ nhỏ 2023 - 2024
      • Các dự án đã nhận tài trợ >
        • Các dự án nhận tài trợ 2018 - 2019 >
          • PMS&PMDD
          • EMHS >
            • EMHS workshop
          • Cervical Cancer Awareness
        • Các dự án nhận tài trợ 2019 - 2020 >
          • HUE FIRSTAID
          • R-ZOONOTIC
        • Các dự án nhận tài trợ 2021 - 2022 >
          • ISSL+
          • BOAV
        • Các dự án nhận tài trợ 2022- 2023 >
          • SPEFT
          • PM25&RS HCMC
        • Các dự án nhận tài trợ 2023- 2024 >
          • SQMS
          • EDMS
  • Khóa học trực tuyến
  • Tài liệu
    • Công cụ cho nhà nghiên cứu >
      • Dữ liệu
  • Liên hệ
  • Tin tức