Experiences of people with mental health illness in Vietnam mental health care system - EMHS
Địa điểm thực hiện: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện dự án: Đỗ Thùy Trang
Đại diện dự án: Đỗ Thùy Trang
Giới thiệu dự án:
Trải nghiệm của bệnh nhân tâm lý khi tham gia khám chữa bệnh là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của một buổi khám. Dựa vào những trải nghiệm này, chúng tôi đã thiết kế một hệ thống đo lường nhằm đo đạt hiệu suất của hệ thống khám chữa bệnh tâm lý dưới một góc độ khác. Chúng tôi mong muốn rằng kết quả của nghiên cứu này, cũng như góc độ đo lường dựa trên trải nghiệm của bệnh nhân, sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh tâm lý tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ bắt đầu giai đoạn tuyển và phỏng vấn người tham gia vào đầu tháng 4 năm 2019, tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 2019, EMHS tổ chức workshop nhằm cung cấp thêm thông tin về hệ thống khám và chăm sóc sức khỏe cho bệnh tâm thần/tâm lý ở Việt Nam, đồng thời mong muốn tạo ra một không gian an toàn, cởi mở để các bạn có thể cùng bàn luận, chia sẻ về những trải nghiệm của mình. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về workshop tại đây: [EMHS workshop] Tìm hiểu về khám và chữa rối loạn tâm lý tại Việt Nam
Tháng 8 năm 2019, EMHS tổ chức workshop nhằm cung cấp thêm thông tin về hệ thống khám và chăm sóc sức khỏe cho bệnh tâm thần/tâm lý ở Việt Nam, đồng thời mong muốn tạo ra một không gian an toàn, cởi mở để các bạn có thể cùng bàn luận, chia sẻ về những trải nghiệm của mình. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về workshop tại đây: [EMHS workshop] Tìm hiểu về khám và chữa rối loạn tâm lý tại Việt Nam
Cảm nhận của đại diện dự án khi làm việc cùng REACH:
Mình vô cùng biết ơn REACH đã tạo ra cơ hội lần này cho bọn mình. Mình, cũng như Thạnh, và các bạn trong nhóm nghiên cứu đều vô cùng đam mê về chủ đề sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ có cơ hội và khả năng để làm một điều gì thực sự nghiêm túc. Nhờ có sự tài trợ về mặt tài chính của REACH, dù gọi là quỹ tài trợ “nhỏ” thôi, nhưng thực sự nhờ điều đó mà dự án nghiên cứu này mới có thể từ trên giấy, dần dần, trở thành sự thật được.
Về mặt chuyên môn, dù trước đây, hai bọn mình, Trang và Thạnh, đều đã được học rất nhiều về nghiên cứu ở trường đại học, và đều đã có cơ hội tham gia những nghiên cứu khác nhau nhưng đây là lần đầu tiên bọn mình được tự thực hiện một nghiên cứu, từ quyết định đề tài cho đến làm cụ thể từng khâu, nên là có rất nhiều bỡ ngỡ. Chị Linh, anh Tùng, cũng như mọi người khác trong REACH đã trợ giúp bọn mình rất nhiều về mặt chuyên môn từ ban đầu (rất may mắn là mọi người trong REACH cũng đồng quan điểm tin rằng sức khoẻ tâm thần là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống). Từ lần họp đầu tiên bọn mình đã được tư vấn rất nhiều và chi tiết từ những cái nhỏ nhất như chi tiêu bao nhiêu là phù hợp cho một giờ phỏng vấn, sửa từng chữ trong Đơn xin xét duyệt đạo đức, cho tới lựa chọn cộng tác viên và người tham gia sao cho phù hợp, thiết kế phương pháp nghiên cứu. Có thể nói mọi giai đoạn trong nghiên cứu của mình đều có sự tham gia nhiệt tình của REACH, và nếu không có REACH thì nghiên cứu của bọn mình cũng không có được sự chuyên nghiệp như bây giờ. Thế nên là cảm ơn mọi người trong REACH một lần nữa, đã cho bọn mình có cơ hội được biến nghiên cứu này thành sự thật.